Hạ natri máu


                                  Kết quả hình ảnh cho hạ natri máu
CHẨN ĐOÁN
1.    Hạ natri máu được định nghĩ khi nồng độ natri huyết thanh <130mmol/L
2.    Gây nên bởi
i.                Giả tạo “ hạ natri máu giả”
a.     Liên quan tới tăng đường huyết, tăng lipid máu, tăng protein máu
b.    Natri máu hiệu chỉnh khi tăng đường huyết bằng cách điều chỉnh natri huyết tương tăng thêm 1mmol/L khi đường huyết tăng thêm  3mmol/L
ii.              Giảm thể tích hạ natri máu
a.     Na+ nước tiểu >20mmol/L: thận do  thuốc lợi tiểu, bệnh Addison, bệnh thận mất muối, glucose niệu, keton niệu
b.    Na+ nước tiểu < 20mmol/L : ngoài thận mất do nôn mửa, tiêu chảy , bỏng , viêm tụy cấp
iii.            Thể tích máu bình thường hạ natri máu
a.     Nồng độ thẩm thấu nước tiểu > nồng độ thẩm thấu huyết thanh
Hội chứng tiết ADH không thích hợp do : chấn thương đầu, viêm não màng não, CVA, viêm phổi, COPD, u, HIV, thuốc như carbamazepine, NSAID và chống loạn thần
Thông khí áp lực dương, loạn chuyển hóa porpyphirin
b.    Nồng độ thẩm thấu nước tiểu < nồng độ thẩm thấu huyết tương
Truyền dịch nhược trương sau phẫu thuật như dextrose 5% hay dextrose 4% 1/5 muối đẳng trương,  tưới rửa trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo, uống nhiều nguyên nhân tâm lí, bữa ăn “trà” và “bánh mì nướng”, chứng thèm uống bia
Kết quả hình ảnh cho irrigation fluid TURP
iv.            Tăng thể tích hạ natri máu
a.     Na+ nước tiểu <20 mmol/L : suy tim sung huyết, xơ gan, hội chứng thận hư, giảm albumin máu, hội chứng gan thận
b.    Na+ nước tiểu >20 mmol/L : steroid, suy thận mạn, suy giáp, hội chứng mất muối não ( Cerebral salt wasting)
3.    Biểu hiện  lâm sàng tăng lên khi nồng độ  Na+ huyết thanh hạ xuống
i.                Na>125 mmol/L thường không triệu chứng
ii.              Na 115-125 mmol/L : ngủ lịm, mệt mỏi, mất điều hòa ( cơ), nôn mữa
iii.            Na<115 mmol/L; lú lẫn, đau đầu, co giật, hôn mê
4.    Đánh giá trạng thái thể tích dịch cơ bản :
i.                Nhìn vào sức căng của da, áp lực tĩnh mạch cảnh, đo huyết áp lúc nằm và lúc ngồi , nghe rale
5.    Máu:  làm xét nghiệm FBC, U&Es, LFTs, chức năng tuyến giáp và nồng độ thẩm thấu huyết thanh
nước tiểu: làm xét ngiệm na+ và nồng độ thẩm thấu
6.    Đo ECG và CXR
QUẢN LÝ
1.    Bắt đầu thở o2 liều cao qua mask
2.    Bệnh nhân không triệu chứng
i.                 Ngừng các liệu pháp điều trị kéo theo, và điều trị vấn đề y khoa cơ bản : kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết
ii.              Hạn chế truyền dịch 50% lượng ước tính  duy trì dịch trong SIADH, vd quanh khoảng 750mL/ngày
iii.            Mục đích tăng nồng độ Na+ huyết thanh 0.5mmol/L/h, tăng cao nhất 12mmol/l trong 24h
3.    Gửi cho bác sĩ cấp cứu giúp đỡ nếu bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh
i.                Cho muối ưu trương 3% để tăng Na+ huyế thanh lên 1mmol/h
ii.              Hỏi ý kiến đội ICU nếu bệnh nhân có tình trạng co giật hay hôn mê, cho 10-20ml muối ưu trương 20% bằng cách truyền tĩnh mạch nhanh
Nguy hiểm  : Hiệu chỉnh quá nhanh hạ natri máu có thể gây nên hôn mê do  hội chứng phân hủy myelin thẩm thấu hay phân hủy  myeline cầu não trung tâm, hay sẽ làm nặng lên các bệnh có sẵn của cơ thể


Tham khảo : “Emergency medicine diagnosis and management”

Nhận xét