Gradien kali qua màng
tế bào cần thiết để duy trì tính tích dễ
bị kích thích của tế bào thần kinh, tế
bào cơ , bao gồm tế bào cơ tim
Nồng độ kali ngoại bào bình thường trong khoảng 3.5-5 mmol/L
và có thể bị ảnh hưởng bởi pH huyết thanh. Khi pH tăng, K+ huyết thanh giảm do
K+ đi vào trong tế bào, khi pH huyết thanh
giảm , K+ huyết thành tăng do K+ đi từ trong tế bào ra khoảng kẻ.
TĂNG KALI MÁU
CHẨN ĐOÁN
1. Đây là rối loạn điện giải phổ biến nhất liên quan đến ngừng tim
1. Đây là rối loạn điện giải phổ biến nhất liên quan đến ngừng tim
2. được gây nên bởi
1) Tăng
kali đi vào
a. Bổ
sung kali đường uống hay kali đường truyền tĩnh mạch, truyền máu dự trữ
2) Tăng
sản xuất
a. Bỏng,
thiếu máu, tan máu
b. Ly
giải cơ vân, hội chứng khối u ly giải
c. Hoạt
động thể lực quá sức
3) Giảm
đào thải
a. Suy
thận cấp hay suy thận man
b. Thuốc
vd như lợi tiểu giữ kai, ức chế men chuyển, thuốc kháng viêm không steroid
c. Bệnh
Addison, suy giảm aldosteron
4) Sự
di chuyển qua màng tế bào
a. Nhiễm
toan ( chuyển hóa hay hô hấp )
b. Tăng
đường huyết
c. Ngộ
độc digoxin, suxamethonium
5) Giả tạo
a. Tiêu
bản tan máu, tăng tiểu cầu, tế bào bạch
cầu lớn
3. Nguy cơ các tác dụng có hại liên quan đến tăng kali máu
phụ thuộc vào nồng độ kali máu trong huyết thanh.mức độ nặng của tăng kali máu
có thể định nghĩa bởi nồng độ kali máu huyết thanh
i.
Tăng kali máu nh: K+> 5.5 mmol/l
ii.
Tăng kali máu vừa : K+ 6.0-6.5mmol/l
iii.
Tăng kali máu nặng : K+> 6.5mmol/l
4. bệnh nhân có thể đến với tình trạng mệt mỏi, liệt lên ( bệnh
nhân bị liệt chi dưới trước khi liệt chi trên ) , mất phản xạ gân sâu, và suy
hô hấp
5. Đặt đường truyền tĩnh mạch, gắn monitor đo ECG và đo nồng độ O2 của bệnh nhân
6. Theo dõi sự biến đổi ECG đặc trưng
i.
T cao, nhọn đối xứng
ii.
Khoảng PR kéo dài với sóng P dẹt
iii.
ST chênh xuống
iv.
QRS dãn rộng, mất sóng P và kiểu sóng hình sin
v. Nhịp nhanh thấy và
ngừng tim do rung thất, hoạt động điện vô mạch và vô tâm thu
TIP : xem xét tăng kali máu ở những
bệnh nhân có rối loạn nhịp hay ngừng tim
QUẢNLÝ
1. Cho
thở O2 liều cao qua mask, dừng bất kì các
nguồn bổ sung kali ngoại sinh
2. Tăng kali máu nặng (>6.5mmol/l)
hay tăng kali máu biến đổi ECG đe dọa mạng
sống
Bảo vệ tim ngay để ngăn chặn sự ngừng tim
i.
Cho 10ml truyền tĩnh mạch Calci clorua
10% trong 2-5 phút, lặp lại cho đến khi ECG và cung lượng tim bình thường
a. Điều
này không làm giảm nồng độ Kali máu nhưng sẽ làm trung hóa tác dụng độc của tăng kali máu trên cơ tim, giảm nguy cơ
rung thất ( bảo vệ trong 1- 3 phút )
ii.
Sử dụng các liệu pháp khác : chuyển Kali vào
trong tế bào, tăng thải kali
3. Tăng kali máu vừa (6.0-6.5 mmol/l)
Chuyển kali vào trong tế bào với
i.
truyền tĩnh mạch 50ml Dextrose 50% với 10 đơn vị insulin hòa tan trong 20 phút ( bắt đầu tác dụng 15 phút, tác dụng tối đa trong 1h)
a. Cẩn
thận, việc cung cấp quá nhanh dextrose 50%
với insuline có thể gây ra sự giải phóng nghịch lý K+ nội bào, dẫn đến tăng trương lực
b. Cho
insulin hòa tan đơn độc đối với bệnh
nhân tăng đường huyết với mức đường huyết >12mmol/l ( không có dextrose)
ii.
Khí dung sabutamol 5-10mg. (bắt đầu tác dụng 15
phút)
iii.
Truyền tĩnh mạch 50ml natri bicarbonate 8.4% trong
5 phút. Việc cung cấp này không gây nguy hiểm về quá tải dịch , (bao gồm 50mmol Na+)
a. Ít
hiệu quả khi dùng đơn độc , nhưng sẽ rất tốt nếu kết hợp với salbutamol và
dextrose/insulin( bắt đầu tác dụng 15-30 phút) và nếu có tình trạng nhiễm toan
chuyển hóa
4. Tăng kali máu nhẹ ( 5.5-6.0 mmol/l)
Thải kali máu
i.
Frusemide (furosemide ) 40-80mg truyền tĩnh mạch
ii.
K+ trao đổi resin : calcium resonium 30g đường uống
hay bằng đường thụt ( bắt đầu tác dụng sau 1-3h)
5. Chuyển
bệnh nhân đến đội ngũ y tế, theo dõi nồng
độ kali máu và các nguyên nhân, cho bệnh
nhân chạy thận nhân tạo khẩn cấp hoặc lọc
màng bụng khi cần thiết, đặc biệt trong trường hợp suy thận đã biết.
Được dịch từ “Diagnosis and management
Emergency Medicine”
Nhận xét
Đăng nhận xét