RỐI
LOẠN NATRI MÁU
natri là cation nội mạch phổ biến nhất, nó có ảnh hưởng
lớn đến nồng độ thẩm thấu huyết thanh và xác định thể tích dịch ngoại bào
Tăng
Natri máu
CHẨN ĐOÁN
1. Tăng
natri máu được định nghĩa khi nồng độ natri huyết thanh >145-150mmol/L
2. Gây
nên bởi:
i.
Giảm lượng dịch đi vào, lượng dịch mất
đi bình thường
a. Rối
loạn trung tâm khát vd tổn thương vùng hạ đồi
b. Không
có khả năng liên kết với nhu cầu nước vd
tai biến mạch máu não, trẻ em, người đặt nội khí quản
ii.
Mất nước nhược trương với lượng nước mất
lớn hơn lượng muối mất
a. Mất
nước qua da do quá nhiều mồ hôi ở vùng khí hậu nóng, bỏng da
b. Mất
nước qua đường tiêu hóa với tiêu chảy và nôn
c. Mất
qua thận do giảm khả năng cô đặc muối. vd đái tháo nhật, tác nhân lợi niệu thẩm
thấu, tăng đường huyết, tăng kali máu, bệnh thận mạn
iii.
Tăng lượng muối
a. Tăng
aldosteron hay hội chứng cushing
b. Uống
nước biển, muối, và thuốc có natri bicarbonate hay muối ưu trương
3. Triệu
chứng và dấu hiệu của tăng Natri máu là một sự tiến triển và liên quan trực tiếp
đến nồng độ thẩm thấu huyết thanh. Tìm kiếm
i.
Tăng khát, ngủ lịm , bức rức
(>375mOsm/kg)
ii.
Thay đổi trạng thái tinh thần, mất điều
hòa ( cơ), run , dấu hiệu thần kinh khu trú (>400mOsm/Kg)
iii.
Co giật và hôn mê (>430 mOsm/Kg)
4. Đánh
giá trạng thái thể tích cơ bản. nhìn vào độ căng phồng của da, áp lực tĩnh mạch
cảnh (JVP), đo huyết áp lúc nằm và ngồi, nghe ran
5. làm
xét nghiệm công thức máu , U&Es,
test chức năng gan, và nồng độ thẩm thấu huyết thanh
6. làm
ECG và CXR
QUẢN LÝ
1. cho
thở O2 liều cao qua mask
2. bù
dịch thay thế bằng đường uống, hay qua sonde mũi dạ dày đối với bệnh nhân không
triệu chứng ổn định
3. đối
với bệnh nhân có giảm thể tích thì truyền
tĩnh mạch muối đẳng trương mà không gây giảm quá nhanh natri huyết thanh
i.
mục đích để giảm natri huyết thanh
0.5-1.0 mmol/L trong 1h
Nhận xét
Đăng nhận xét